Thứ Năm, 24 tháng 10, 2013

Ca dao Việt Nam về châm biếm, hài hước - Cotichvietnam.net

Ca dao Việt Nam về châm biếm, hài hước : Những câu hát châm biếm đã thể hiện khá tập trung nét đặc sắc của nghệ thuật trào lộng dân gian Việt Nam. Những câu hát châm biếm ấy đã phơi bày các sự việc mâu thuẫn, phê phán thói hư tật xấu của những hạng người và sự việc đáng cười trong xã hội


Ca dao Việt Nam về châm biếm, hài hước

Ca dao Việt Nam về châm biếm, hài hước


Vần B


- Bà già đã tám mươi tư,

Ngồi trông cửa sổ gởi thư lấy chồng.


- Bà già đi chợ Cầu Đông,

Hỏi thăm thầy bói lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng,

Lợi thì có lợi nhưng răng không còn.


- Bước sang tháng sáu giá chân,

Tháng chạp nằm trần bức đổ mồ hôi.

Con chuột kéo cầy lồi lồi,

Con trâu bốc gạo vào ngồi trong cong.

Vườn rộng thì thả rau rong.

Ao sâu vãi cải lấy ngồng làm dưa.

Đàn bò đi tắm đến trưa,

Một đàn con vịt đi bừa ruộng nương.

Voi kia nằm ở gậm giường,

Cóc đi đánh giặc bốn phương nhọc nhằn.

Chuồn chuồn thấy cám liền ăn,

Lợn kia thấy cám nhọc nhằn bay qua.

Bao giờ cho đến tháng ba,

Ếch cắn cổ rắn tha ra ngoài đồng.

Hùm nằm cho lợn liếm lông,

Một chục quả hồng nuốt lão tám mươi.

Nắm xôi nuốt trẻ lên mười

Con gà nậm rượu nuốt người lao đao.

Lươn nằm cho trúm bò vào,

Một đàn cào cào đuổi bắt cá rô.

Thóc giống cắn chuột trong bồ,

Một trăm lá mạ đuổi vồ con trâu.

Chim chích cắn cổ diều hâu,

Gà con tha quạ biết đâu mà tìm.


- Bong bóng thì chìm, gỗ lim thì nổi.

Đào ao bằng chổi, quét nhà bằng mai.

Hòn đá dẻo dai, hòn xôi rắn chắc.

Gan lợn thì đắng, bồ hòn thì bùi.

Hương hoa thì hôi, nhất thơm thì cú.

Đàn ông to vú, đàn bà rậm râu.

Hay cắn thì trâu, hay cày thì chó.


 


Vần C


- Cái cò là cái cò kỳ

Ăn cơm nhà dì, uống nước nhà cô

Đêm nằm thì ngáy o o

Chưa đi đến chợ đã lo ăn qua

Hàng bánh hàng bún bầy ra

Củ từ khoai sọ, đến bà cháo kê

Ăn rồi chắp đít ra về

Thấy hàng chả chó, lại lê chân vào

Chả này bà bán ra sao

Ba đồng một gắp, thì nào tôi mua!

Nói dối rằng mua cho chồng

Về đến quãng đồng, ngả nón ra ăn

Ăn rồi đau quặn đau quăn

Chạy về cho kịp, nằm lăn cả ngày

Đem tiền đi bói ông thầy

Bói ra quẻ này: những chả cùng nem

Ông thầy nói dối đã quen

Nào ai ăn chả ăn nem bao giờ!


- Cau già dao bén thì ngon,

Người già trang điểm phấn son cũng già.


- Cậu kia cắp sách đi đâu?

Cậu học chữ Tàu hay học chữ Tây?

Học chữ Tây không tiền không việc,

Học chữ Tàu ai biết ai nghe,

Chi bằng về chốn thôn quê,

Cấy cày còn được no nê có ngày.


- Cây cao bóng mát không ngồi,

Ra ngồi chỗ nắng trách trời không mây.


- Chèo ghe xuống biển bắt cua,

Bắt cua cua kẹp, bắt rùa rùa bơi.


- Chì khoe chì nặng hơn đồng,

Sao chì chẳng đúc nên cồng nên chuông.


- Chó đâu chó sủa lỗ không,

Không thằng ăn trộm cũng ông ăn mày.


- Con cò chết tối hôm qua,

Có hai hột gạo với ba đồng tiền.

Một đồng mua trống mua kèn,

Một đồng mua mỡ đốt đèn thờ vong.

Một đồng mua mớ rau răm,

Đem về thái nhỏ thờ vong con cò.


- Còn duyên kén cá chọn canh,

Hết duyên ếch đực, cua kềnh cũng vơ.

Còn duyên kén những trai tơ,

Hết duyên ông lão cũng vơ làm chồng.


- Con mèo mà trèo cây cau,

Hỏi thăm chú chuột đi đâu vắng nhà.

Chú chuột đi chợ đằng xa,

Mua mắm mua muối giỗ cha con mèo.


- Cái cò lặn lội bờ ao

Hỡi cô yếm đào lấy chú tôi chăng?

Chú tôi hay tửu hay tăm,

Hay nước chè đặc, hay nằm ngủ trưa.

Ngày thì ước những ngày mưa,

Đêm thì ước những đêm thừa trống canh.Chữ đậm


 


Vần G


- Gà tơ xào với mướp già

Vợ hai mươi mốt chồng già sáu mươi

Ra đường, chị giễu em cười

Rằng hai ông cháu kết đôi vợ chồng

Đêm nằm tưởng cái gối bông

Giật mình gối phải râu chồng nằm bên

Sụt sùi tủi phận hờn duyên

Oán cha trách mẹ tham tiền bán con!


 


Vần N


Nhà cô có con chó đen

Người lạ nó cắn, người quen nó mừng

Một hôm đầu óc điên rồ

Người quen nó cắn, người lạ nó vui.

Ngồi Buồn đốt một đống rơm Khói bay nghi ngút chẳng thơm chút nào Khói bay lên tận thiên tào Ngọc Hoàng phán hỏi:thằng nào đốt rơm.



Bài viết Ca dao Việt Nam về châm biếm, hài hước được lưu trữ tại http://cotichvietnam.net

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét